0

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ

Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Argentina, Đức Thánh Cha Francis hiện tại là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Argentina, Đức Giáo Hoàng Francis hiện tại là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Vào lúc 7g tối ngày 18.8.1996, cha Alejandro Pezet đã cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Thờ Công Giáo tại một trung tâm thương mại của Buenos Aires. Khi ngài kết thúc phần trao Mình Thánh Chúa cho Giáo Dân, một người phụ nữ đã đến và thưa với ngài rằng cô đã thấy một Mình Thánh bị bỏ trên một chân đèn ở đầu Nhà Thờ. Khi đến nơi, cha Alejandro thấy Mình Thánh Chúa đã bị dơ bẩn. Nên cha không thể rước Mình Thánh Chúa được, thay vì thế ngài đặt Mình Thánh trong một hộp nước và đặt hộp đó trong nhà tạm của Nhà Nguyện Blessed Sacrament.

Thứ hai, ngày 26 tháng 8, khi mở nhà tạm, cha đã rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mình Thánh Chúa đã biến thành đẫm máu. Cha liền thông báo cho Giám Mục Jorge Bergoglio ( hiện là Đức Thánh Cha Francesco, đang là Giám Mục Phụ Tá ), Đức Cha đã chỉ thị chụp ảnh Mình Thánh Chúa một cách kỹ càng. Các bức ảnh được chụp vào ngày 6 tháng 9. Chúng cho thấy rõ ràng Mình Thánh đã trở thành một mảnh thịt đẫm máu, và càng ngày càng lớn thêm.

Trong nhiều năm, Mình Thánh Chúa vẫn được giữ trong nhà tạm, và toàn bộ sự việc được giữ bí mật nghiêm ngặt. Đến khi Mình Thánh Chúa đã biến đổi hoàn toàn, không còn là Bánh nữa mà toàn bộ đã trở nên thịt và máu thì Đức Hồng Y Bergoglio ( người là Tổng Giám Mục vào thời điểm đó ) quyết định cho phép làm phân tích ( thịt và máu ) cách khoa học.
Vào ngày 5.10.1999, trưóc sự hiện diện của các vị đại diện Đức Hồng Y, tiến sĩ Castanon đã lấy một mẫu của mảnh thịt đẫm máu và gửi đến New York để phân tích. Vì không muốn làm phương hại đến việc nghiên cứu, ông cố tình không thông báo cho nhóm các nhà khoa học về nguồn gốc của mẫu xét nghiệm ( nguồn gốc của mẫu được giữ bí mật đối với các nhà khoa học ).

Một trong những nhà khoa học là tiến sĩ Frederic Zugiba, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng và nghiên cứu bệnh học pháp y. Ông xác định rằng chất phân tích là xác thịt thực sự và máu có chứa DNA của con người. Zugiba xác nhận rằng:
« Các dữ liệu phân tích là một mảnh của cơ tim được ở trong các vách ngăn của tâm thất trái gần với van tim. Nhiệm vụ cơ này là co thắt trái tim. Cần lưu ý rằng tâm thất của tim có nhiệm vụ bơm máu cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Cơ tim trong tình trạng viêm và có chứa một số lượng lớn các bạch cầu. Điều này cho thấy rằng trái tim còn sống vào thời điểm lấy mẫu. Luận cứ của tôi là trái tim còn sống, vì các bạch huyết cầu đã chết chỉ có mặt ở bên ngoài một cơ thể sống. Chúng chỉ có thể sống và tồn tại bên ngoài của một sinh vật sống mà thôi. Như vậy, sự hiện diện của các bạch huyết cầu cho thấy rằng trái tim vẫn còn sống khi lấy mẫu. Hơn thế nữa, các tế bào bạch cầu xâm nhập vào các mô tim, điều đó cũng chỉ ra rằng trung tâm quả tim đã bị căng thẳng cực độ, và dường như chủ sở hữu đã bị đánh đập nghiêm trọng ở phần ngực. »
Hai người Úc, nhà báo Mike Willesee và luật sư Ron Tesoriero, chứng kiến các thử nghiệm này. Họ biết mẫu xét nghiệm đến từ đâu, họ đều chết lặng bởi lời xác nhận của tiến sĩ Zugiba. Mike Willesee hỏi những nhà khoa học rằng các bạch huyết cầu lấy từ mô của con người sẽ sống được bao lâu một khi chúng đã bị ngâm trong nước. Chúng sẽ không còn tồn tại chỉ trong một vài phút, tiến sĩ Zugiba trả lời.

Các nhà báo sau đó nói với các bác sĩ rằng nguồn gốc của mẫu xét nghiệm đã được giữ trong nước bình thường một tháng và sau đó thêm ba năm trong một hộp chứa nước cất, sau đó mới được lấy để mang đi phân tích. Tiến sĩ Zugiba đã hoàn toàn kinh ngạc về sự kiện này. Khoa học không thể giải thích được về chuyện này, ông nói.
Ngoài ra, tiến sĩ Zugibe sôi nổi hỏi: « Các bạn phải giải thích cho tôi điều này, nếu mẫu này đến từ một người đã chết, thì làm sao nó có thể chuyển động và đập trong khi tôi làm xét nghiệm ? Nếu trái tim này được lấy từ những người đã chết vào năm 1996, làm thế nào nó có thể vẫn còn sống ?

Sau đó Mike Willesee xác quyết với tiến sĩ Zugiba rằng mẫu xét nghiệm đến từ một Mình Thánh ( bánh mì không men, mầu trắng ) đã biến thành thịt người đẫm máu cách bí ẩn. Ngạc nhiên trước thông tin này, tiến sĩ Zugiba trả lời: « Làm thế nào và tại sao một Mình Thánh Chúa đã có thể thay đổi bản thể của mình để trở thành thịt và máu người sống còn là một bí ẩn mà khoa học không thể giải thích được và là một bí ẩn hoàn toàn vượt quá khả năng của khoa học. »

Sau đó, bác sĩ Ricardo Castanon Gomez, một người vô thần sẽ xin theo Công Giáo, đã tổ chức một buổi tường trình về các kết quả xét nghiệm phép lạ của Buenos Ares so sánh với các kết quả xét nghiệm phép lạ từ Lanciano, nhưng ông không tiết lộ về nguồn gốc của các mẫu thử nghiệm. Các chuyên gia thực hiện việc so sánh kết luận rằng: các báo cáo từ hai phòng thí nghiệm phải có nguồn gốc từ các mẫu thử nghiệm thu được từ cùng một người. Họ cũng cho biết cả hai mẫu xét nghiệm đều có chung một mẫu máu AB dương tính ( AB+ ). Chúng đều mang những nét đặc trưng của một người đàn ông được sinh ra và sống trong khu vực Trung Đông.

Chỉ có Đức Tin trong hành động phi thường của Thiên Chúa mới trả lời cách thoả đáng – niềm tin vào một Thiên Chúa, Đấng muốn làm cho chúng ta nhận thức được rằng Ngài thực sự hiện diện trong mầu nhiệm Thánh Thể.

Phép lạ Thánh Thể tại Buenos Aires là một dấu hiệu đặc biệt xác nhận của khoa học. Thông qua đó Chúa Giêsu mong muốn khơi dậy trong chúng ta một Đức Tin sống động trong sự hiện diện thực sự của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện diện của Ngài là có thật, và không mang tính biểu tượng. Chỉ với con mắt Đức Tin chúng ta mới nhận ra Ngài dưới hình thức Bánh và Rượu. Chúng ta không thể nhận ra Ngài với đôi mắt xác thịt của chúng ta, vì Ngài hiện diện thực sự trong nhân tính vinh hiển của Ngài.

Trong Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu luôn dõi mắt và yêu thương chúng ta và Ngài mong muốn cứu độ chúng ta.

CLAUDIA R. ANGULO, bản phỏng dịch của VŨ HẢI

0

Trẻ

Hôm qua, mình gọi điện hỏi bạn là lễ hội âm nhạc có đi đâu không để mình còn « sắp xếp », vì tati (« cô » – ý là cô chủ nhà, cũng như là cô, là dì ruột của mình) rủ mình tối đó đi chơi, xem kịch với giáo xứ mà cô hay sinh hoạt, ở ngoài Lyon. Bạn ấy nói vậy thôi Sa đi, chứ bình thường đã hay… theo trai bỏ cô ở nhà một mình rồi, lâu lâu đi chơi với cô cho cô vui chứ ! Mình… im lặng, không biết nói gì.

Hôm nay lại có người hỏi mình chứ, Sa vẫn liên lạc với nhà thường xuyên chứ hả ? Mình mới trả lời nhát gừng cho qua, à ờ thì cũng gọi điện dăm ba tuần một lần (thật ra có hồi gần một tháng không gọi), nói ra mà trong bụng quặn một cái rõ kêu. Số là thường mình ít có thói quen gọi điện thăm hỏi người thân, chỉ toàn có chuyện gì mới mới hấp dẫn mình, hoặc khi gặp khổ sở khó khăn gì mới than tới thôi.

 

Cái cảm giác áy náy này, gợi lên hàng đống những câu hỏi thường xuyên kiểu « Mình có đang sống vô tâm lắm không ? », « Mình có quá ích kỷ ? », « Tại sao mình không thấy và không biết thương nhớ quan tâm tới người khác bao giờ ? », v.v… Mình có đang thực sự sống không khi chỉ suốt ngày đầu thì nghĩ những điều cao siêu to tát, nhưng thực tế lại dành thời gian chăm chăm vào những thứ vớ vẩn tốn thời gian trên mạng, những thứ thậm chí chẳng lợi ích gì với chính bản thân mình luôn, để rồi quên cả chăm sóc mình đến những điều cơ bản nhất, nói chi đến chuyện đoái hoài gì đến người khác ? Những chất vấn này rồi cũng chẳng tích sự gì khi mà chúng không bao giờ được bắt tay vào giải quyết. Rồi đời mình cũng cứ thế trôi qua… Tích cực ư ? Vui ư ? Xây dựng ư ? Là cái gì vậy ? Có ăn được không ? Tự bao giờ cái đứa tôi cứ vài tuần, vài tháng một lần, sau những đêm ngày say « thuốc » internet, lại bần thần tự hỏi câu « Tôi ơi có phải tôi hai mươi tuổi ? ». Câu ấy chỉ ít lâu thôi sẽ lại chẳng còn đúng nữa. Hai mươi rồi sẽ ba mươi, bốn mươi, năm mươi… Những tháng ngày nợ nần chất chồng nuối tiếc, chứ chẳng phải là những yêu thương tuôn chảy không đếm được. Những xa cách chia ly mất mát, chứ chẳng phải là những vòng xoay rực rỡ nối liền bởi nhiều vòng tay. Những ao tù nước đọng thay vì dòng chảy sống động…

Lại nhớ hồi Tết năm ngoái, chẳng nhớ đang nói chuyện gì mà bạn mình giỡn, còm men trên status của mình một câu : « Vì con của mẹ mình vẫn còn trẻ… con nên mẹ mình trẻ mãi ». Hồi đó mình ngu lắm, hí hửng like kịch liệt, lấy làm tâm đắc ghê gớm. Tới giờ nghĩ lại sao thấy mình thiệt là nông cạn quá đi…

Ngay cả những dòng này hình như cũng thiệt là vô ích quá đi…

Lord, thank you so much for the youth. Thanks for the healthy, time, relations, opportunities… you gave to me. But look what I am doing with them… Please guide me, please let me depart and keep me going on, toward you and with you, every days of my life…

Ne nous traite pas, Seigneur, selon nos offenses, mais prends pitié de nous.
Fais descendre sur nous ta miséricorde et nous serons sauvés…

0

HỘI THÁNH… NGHÈO !

Hôm nay, Hội Thánh Công Giáo mừng sinh nhật của mình. Gần 2.000 lần long trọng kỷ niệm như vậy kể từ ngày Chúa Thánh Thần khai sinh Hội Thánh. Nếu xét như là một cơ cấu hữu hình ở trần gian, chắc chưa có tổ chức nào lại có tuổi đời đáng kính nể như vậy.

Cũng đã lâu lâu rồi, vấn đề tranh luận kéo dài về 2 quan niệm: “Hội Thánh của người nghèo” hay là “Hội Thánh cho người nghèo”. Giằng co bất phân thắng bại là vì quan niệm kiểu gì thì cũng không ổn. Lúc thì bên này như thể bị ngả theo khuynh hướng cách mạng xã hội để người nghèo được làm chủ, lúc thì bên kia lại bị phê phán là có vẻ trịch thượng ban phát bố thí xuống cho người nghèo !

Thế rồi, bất ngờ vị Giáo Tông Phanxicô cứ lẳng lặng vừa cầu, vừa nguyện, vừa đi, vừa nói, vừa viết, vừa cười, vừa sống, vừa cư xử đối đãi để mọi người nhận ra Hội Thánh chẳng phải là một “Hội Thánh của người nghèo”, càng không phải là một “Hội Thánh cho người nghèo”, đơn giản chỉ là một… “Hội Thánh nghèo” !

Chúng ta chợt nhớ lại với dụ ngôn Mt 25, 31 – 46, Chúa Giêsu đặt tất cả chúng ta trước một chọn lựa: Làm hay không làm điều tốt cho người nghèo, thế thôi. Mà điều tốt ở đây lại hết sức bình thường: cho ăn, cho uống, cho mặc, tiếp rước, chăm sóc và thăm nuôi.

Không thấy ghi rõ là “nhóm chiên đứng bên phải Đức Vua” trong dụ ngôn đã làm điều tốt ấy một lần hay nhiều lần, chỉ thấy Chúa Giêsu bảo: “Xưa Ta thế này, các người đã làm thế này…” Vậy có thể hiểu đây là chuyện thường xuyên làm, làm ở mọi nơi mọi lúc, làm suốt đời, làm như một phản xạ tự nhiên, làm vô điều kiện, làm ân cần tận tụy bằng cả tâm hồn yêu quý và tôn trọng thật sự những ai đói khát, trần truồng, bị lỡ đường, bị đau ốm, bị tù đày, nói chung là nghèo, là bị bỏ rơi hơn cả !

Của đáng tội, chính người nghèo họ lo cho nhau, chia sẻ với nhau nhanh hơn, dễ thương hơn là người khá giả giàu có muốn chia sẻ giúp đỡ người nghèo.

Một Phạm Gia Thụy trong Dòng có kể cho chúng tôi chuyện một gia đình trong Xóm Giáo do ngài phụ trách, nghe báo tin họ hết gạo ăn, cha vội về Nhà Dòng vào bếp xúc lấy chục ký gạo, quay trở lại ngay, nhưng khi mang gạo đến tận căn chòi lụp xụp của họ thì thấy họ đang nấu nồi cháo, hỏi ở đâu có gạo thì hoá ra nhà hàng xóm không Công Giáo ngay bên cạnh mới chia sẻ cho họ lon gạo cuối cùng, hai nhà cùng ăn cháo cho vui, chứ không để nhà thì được ăn cơm, nhà thì phải nhịn đói.

Cha xúc động sớt ra mấy ký gạo, phần còn lại đem sang biếu nhà hàng xóm tốt bụng ấy, cha hỏi thêm: vậy chứ cho hết gạo dự trữ rồi, nhỡ mai không kiếm được gạo thì sao ? Họ cười đơn sơ: “Dạ hổng sao đâu ông Linh Mục, mấy nhà quanh đây tụi tui đều nghèo giống nhau không hà, tụi tui giúp nhau xà quần xà quần như vậy quen rồi, hổng có bao giờ có ai bị đói hết trơn hết trọi !”

Ngược lại, với “nhóm dê đứng bên trái Đức Vua”, đó là thái độ, là cung cách vô cảm, thản nhiên, thường xuyên khép lòng trước nỗi khổ, nỗi đau, nỗi cô đơn của tha nhân khốn cùng quanh mình. Thật ra họ có làm điều gì xấu đâu ! Nhưng hóa ra từ chối không làm điều tốt cũng chính là đã gián tiếp làm điều xấu, đã để cho cái xấu cái ác nó lấn lướt hoành hành mà xúc phạm phẩm giá con người !

Chúng tôi nhớ lại một lần Tết đi thăm trại phong Êana trên Buôn Ma Thuột, ngoài gạo, đường, muối, quần áo cũ, chuyến ấy giờ chót có người cho thêm mấy chục đôi giầy vải bảo hộ lao động. Đang phân phát theo danh sách các bệnh nhân phong, chúng tôi thấy có một ông già người Êđê ngồi khóc thút thít như một em bé, hỏi thăm thì ông bảo: « Hồi tôi còn chân thì không thấy ai cho giầy, bây giờ cha đem giầy lên cho thì tôi cụt mất cả hai chân rồi !”

Mãi cho tới hôm nay, chúng tôi cứ phải bảo nhau, lại dặn dò các bạn trẻ: mình phải thấy trước, thấy xa, thấy cả phía sau người nghèo cần gì, ta giúp được những gì thì phải giúp ngay, không được do dự chần chừ, không để rơi vào tình trạng được chăng hay chớ, may nhờ rủi chịu…

Cuối cùng, chúng ta thấy Chúa Giêsu đặt dụ ngôn này trong viễn cảnh Ngày Quang Lâm, phán xét tất cả cuộc sống con người, thưởng phạt công minh, Thiên Đàng và Hỏa Ngục phân định đâu ra đó, nghĩa là chung thẩm rồi chứ không còn là sơ thẩm với phúc thẩm, không thể kháng án hay cho điều tra lại để xin giảm án hoặc tha bổng nữa.

Cái hay ở đây là khi làm điều tốt cho người ta, không ai ngờ lại cũng là làm điều tốt cho chính Chúa Giêsu ! Ngược lại, cái đáng sợ là khi không làm điều tốt cho người ta, thì chẳng ai ngờ cũng là đã từ chối, không làm điều tốt cho chính Chúa Giêsu !

Chúa Giêsu ẩn mình nơi người nghèo, người gặp hoạn nạn, người lâm cảnh khốn cùng, hay nói kiểu khác, Chúa Giêsu muốn đứng chung một phía với người nghèo, muốn là người nghèo ở cùng với họ y như họ, muốn họ là hiện thân hôm nay của Ngài giữa cuộc đời.

Thánh Vinh Sơn Phaolô dặn các chị Nữ Tử Bác Ái, con cái của mình: « Khi cần, chị em hãy tạm biệt Chúa Giêsu nơi Nhà Thờ để chạy thật nhanh đến gặp Chúa Giêsu nơi người nghèo »…

Mẹ Têrêsa Calcutta thì bảo: « Chiếc áo anh chị em đang mặc là của anh chị em. Chiếc áo thứ hai là cái đáng lẽ của người nghèo đấy. Còn chiếc áo thứ ba là cái anh chị em đã… cướp của một người nghèo nào đó mà vì thế họ đang phải trần trụi, không có áo mặc ».

Cách đây hơn 30 năm, một lần cha Thành Tâm đến giúp Tĩnh Tâm cho ca đoàn Phanxicô Đakao, chúng tôi nghe cha ôm đàn ghita hát mà rùng mình: « Có những lúc chúng ta đi trong cuộc sống mọi ngày, đã gặp Ngài nhưng chẳng biết Ngài. Có những lúc chúng ta vô tâm không để ý Ngài, người ăn xin hèn yếu… »

Vâng, Phúc hay Họa, được thưởng hay bị phạt, tất cả nằm ở mấu chốt: có làm hay không làm điều tốt trong đời này mà thôi !

Xin Chúa Thánh Thần, Đấng đã khai sinh Hội Thánh, giữ cho Hội Thánh chúng con luôn nghèo. Amen.

Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 8.6.2014

0

Lời

Muốn viết ra đôi điều mà tự nhiên thấy vô nghĩa quá nên thôi, cất chữ nghĩa tư tưởng chaos hầm bà lằng đó, lên lịch hẹn hò xem phim đọc sách vậy 🙂

Anw, I wanna tell you that I love you, bro : )

0

CHUYỆN BỆNH NHÂN

CHUYỆN BỆNH NHÂN

(trích các câu chuyện của BS Thanh Thủy)   

“Bác sĩ ơi, lần trước bác sĩ quên cho tôi thuốc bao tử !”

“Có chứ, thuốc số 5 đó chị, tôi ghi rõ kế bên tên thuốc mà…” Chị ngập ngừng nhìn tôi: “Bác sĩ ơi, tôi không biết… chữ !”

“Vậy nhờ con cái đọc cho nghen…” Chị bỗng òa khóc nức nở. Chị có đứa con gái duy nhất mười ba tuổi. Chị chăm lo cho nó từ việc học hành cho đến ăn mặc, chỉ sợ con mình thua kém bè bạn trang lứa. Nhà chị nghèo, mồ côi cha, đông anh em nên thiệt thòi. Chị bù đắp cho con tất cả những gì chị từng thiếu thốn. Đứa con gái chỉ biết đón nhận và xem đó như là lẽ tự nhiên ! Con bé thường đến khám với tôi vì sốt, đau họng và ho. Trông nó không đến nỗi ương bướng. Tôi lân la trò chuyện. Có hôm tôi nói: “Nếu cô là mẹ con, cô sẽ không cho con đi học.” Nó tròn xoe mắt nhìn tôi, tôi nhẹ nhàng nói tiếp: “Vì mẹ không biết chữ, cho con đi học là vô ích. Con nghĩ lại xem, cô nói đúng không ? Con may mắn được đến trường, con không thấy thương mẹ mình không biết đọc, biết viết sao ? Mẹ nhờ con đọc có mỗi cái toa thuốc, con nặng nhẹ mẹ đủ điều trong khi con có thể giúp mẹ học được chứ”… Bẵng đi một thời gian, tôi không nhớ đến mẹ con chị. Bỗng một hôm nhân Ngày Thầy Thuốc, tôi nhận một lẵng hoa hồng nhỏ xinh xinh kèm theo thiệp chúc mừng với dòng chữ nguệch ngoạc non nớt: “Bác sĩ ơi, mừng ngày Thầy Thuốc 27/2. Chúc bác sĩ vui khẻo ( khỏe ) và hạnh phúc. bệnh nhân không biết chữ.” Tôi lặng người xúc động, vui sướng.